Sản phẩm đã cho vào giỏ hàng
Một số loài rắn thường dùng làm thuốc:
- Rắn hổ mang (Naja naja L. ), họ Rắn hổ (Elapidae).
- Rắn cạp nong (Rắn mai gầm) (Bungarus fasciatus Schneider ), họ Rắn hổ (Elapidae).
- Rắn cạp nia (Rắn mai gầm bạc) (Bungarus candidus L. ), họ Rắn hổ (Elapidae).
- Rắn ráo (Ptyas mucosus), họ Rắn nước (Colubridae).
- Các loài rắn biển (đẻn đai xanh, đẻn đốm, đẻn khoang,…) thuộc chi Hydrophis, họ Rắn biển (Hyđrophiae).
Bộ phận dùng, công dụng, cách dùng, liều lượng:
- Thịt rắn (bỏ nội tạng): chứa protein, acid amin. Thường dùng dưới dạng rượu thuốc gồm 1 bộ 3 con gọi là tam xà (1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 rắn ráo), hoặc bộ 5 con gọi là ngũ xà (1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 cạp nia, 2 rắn ráo). Cũng có thể làm thành dạng viên chữa đau nhức khớp xương, tê bại, nhọt độc.
- Nọc rắn: rất độc do có các enzym và protein độc. Thường dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc mỡ chữa tê thấp, giảm đau cho bệnh nhân ung thư, hạn chế phát triển khối u.
- Mật rắn: chứa các loại acid mật. Chữa thấp khớp, đau lưng, sốt kinh giản ở trẻ em, ho, hen suyễn, sát khuẩn vết thương. Dùng dưới dạng siro, rượu thuốc.
- Xác rắn (xà thoái): chữa động kinh, co giật ở trẻ em, đau cổ họng, ghẻ lở. Dùng 6-12g một ngày, dạng thuốc sắc hay sao vàng tán bột uống, ngâm cồn bôi ngoài.
|