Đàn ông có nên sử dụng Tam Thất?
Tên khác: Nhân sâm tam thất, Kim bất hoán.
Tên khoa học: Radix Notoginseng
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ phơi khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen = Panax pseudo- ginseng Wall), họ Nhân sâm (Araliaceae). Tam thất mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao phía Bắc nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tam thất (ảnh: Internet)
Thành phần hoá học chính: Saponin.
Công dụng:
Tam thất là thuốc bổ cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).
Theo y học cổ truyền, tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống (làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do trật đả, hung tý giảo thống (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), sản hậu phúc thống do ứ trở (đau bụng sau khi sinh con), sưng nề do viêm nhiễm...
Như vậy, có thể thấy về cơ bản tam thất là một vị thuốc trị bệnh với công năng chủ yếu là tán ứ, hoạt huyết, chỉ huyết. Tuy nhiên, các y thư cổ đều cho rằng, tam thất “năng khứ ứ sinh tân” hay “hoạt huyết nhi sinh huyết”, nghĩa là bản thân tam thất không phải là thuốc bổ huyết, nhưng trong các trường hợp khí huyết suy hư mà có ứ trệ thì công dụng hoạt huyết hóa ứ của nó cũng có ý nghĩa bổ huyết, sinh huyết một cách gián tiếp.
Cũng có sách cho rằng tam thất “sinh dụng chỉ huyết tán ứ, tiêu thũng chỉ thống; thục dụng bổ huyết ích khí, tráng dương tán hàn” (dùng sống thì hoạt huyết cầm máu, giảm đau tiêu thũng; dùng chín thì bổ khí huyết, làm mạnh dương khí và trừ hàn). Kinh nghiệm dân gian thường hầm cách thủy tam thất với gà choai, cũng là nhằm mục đích lấy công năng hoạt huyết sinh huyết của tam thất, phối hợp với tác dụng bổ ích khí huyết của thịt gà để thu được hiệu quả bồi bổ khí huyết cao nhất. Với ý nghĩa đó, người ta còn coi tam thất bổ không kém gì sâm và gọi nó là Sâm tam thất hoặc Nhân sâm tam thất.
Lâu nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau dùng tam thất để chữa bệnh, nhưng phần lớn chưa hiểu hết công dụng của nó. Mới đây Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức công bố một số ứng dụng của tam thất trong điều trị lâm sàng. Ðó là: điều trị phụ nữ sau khi sinh, rong kinh, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, trị các chứng xuất huyết: đường tiêu hóa trên, dạ dày hành tá tràng, trĩ, ho ra máu, lao phổi, áp-xe phổi, tiểu tiện ra máu, vết thương bầm dập, chảy máu.
Gà ác hầm tam thất giúp sản dịch hết nhanh, khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào
Tam thất dùng chung với linh chi theo tỷ lệ 50/50 trong 1 năm liên tục có thể làm tóc bạc hóa đen.
Ăn tam thất sống giúp cho tiêu sưng, giảm đau, bổ máu. Dùng tam thất để bảo vệ tim, trị bệnh mạch vành, cả chứng đau thắt ngực, phòng ngừa thiếu máu não, giảm lipid máu, hạ huyết áp, chống ngất xỉu, say tàu xe, tăng hiệu quả tạo máu, an thần, làm chậm lão hóa.
Với những người bị trúng phong, đau ngực, liệt nửa người, méo miệng, dùng tam thất có thể cải thiện tốt tình trạng sức khỏe. Ðặc biệt, tam thất có khả năng điều trị được các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan. Riêng những người bị u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt... nếu dùng tam thất phối hợp cùng một số vị thuốc khác sẽ có khả năng tiêu viêm, làm kích thước khối u nhỏ đi.
Dùng tam thất không gây ra chứng bất lực, nó còn làm tăng cường sinh lực đàn ông.
Tam thất là vị thuốc nhiệt nên để tăng tác dụng bổ người ta trộn chung với nhân sâm theo tỷ lệ 50/50 hoặc tùy theo yêu cầu bồi bổ hay chữa u xơ, rong kinh mà chọn tỷ lệ khác đi. Phối hợp 2 vị thuốc này vừa có tác dụng bổ vừa có tác dụng lưu thông khí huyết. Bạn có thể hòa với nước chín uống mỗi lần 1 muỗng cà phê, ngày 3 lần. Có thể trộn với mật ong, luyện thành viên cũng với liều lượng tương tự.
Củ tam thất thường được dùng cho phụ nữ mới sinh xong. Lúc này cơ thể các chị ở trạng thái "hàn" nên hầm tam thất với một con gà ác ăn hết trong một bữa, cách một ngày ăn 01 con sẽ giúp sản dịch hết nhanh, khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào.
Bạn nên dùng tam thất bạn ạh vì tam thất không có hại cho đàn ông. Bài viết trên bạn tham khảo nhé!
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-8g. Dạng thuốc sắc, hầm với thức ăn hoặc uống bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.
Lưu ý:
Người ta còn dùng hoa Tam thất pha uống như chè.
Một số dược liệu mang tên Tam thất:
- Thổ tam thất (Tam thất giả): là rễ củ của cây Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Rễ củ làm thuốc điều kinh, phụ nữ mới đẻ. Lá giã đắp mụn nhọt hoặc sắc chữa đau bụng. Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam.
Chú ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Viết bình luận