Dây thìa canh - xu hướng mới điều trị bệnh tiểu đường
Vì vậy điều trị bệnh tiểu đường cần kết hợp kiểm soát cả chỉ số đường huyết và HbA1c. Xu hướng sử dụng các thảo dược an toàn đáp ứng được những tiêu chí này đang là một hướng mới trong điều trị Đái tháo đường. Điển hình như thảo dược Dây thìa canh, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng ổn định đường huyết, giảm HbA1c (sử dụng dịch chiết Dây thìa canh 400mg/ngày trong 3 tháng, mức đường huyết trước ăn, sau ăn, và HbA1C giảm lần lượt 11%, 13%, và 0.6%).
Điều trị bệnh tiểu đường: Không chỉ đơn thuần là hạ đường huyết
Hiểu biết của người bệnh về Đái tháo đường hiện nay còn nhiều hạn chế. Đa phần người bệnh chỉ biết rằng khi mắc Đái tháo đường cần duy trì đường huyết ở mức an toàn mà không biết còn có một chỉ số cũng quan trọng không kém là chỉ số HbA1c. Nồng độ HbA1c tỉ lệ thuận với nồng độ đường trong máu, nhưng không bị ảnh hưởng nhất thời của dao động đường trong máu, sự nhịn ăn cũng như ăn uống chất đường (có thể xét nghiệm chỉ số này sau ăn). HbA1c tồn tại trong suốt đời sống hồng cầu (120 ngày), do đó xét nghiệm HbA1c cho chúng ta biết tình trạng kiểm soát đường huyết trong khoảng 3 tháng gần nhất. Chỉ số HbA1c dưới 6,5% là tốt, trên 8% là nguy cơ cao.
Sự gắn kết của đường trong máu với Hemoglobin của hồng cầu làm giảm khả năng vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Lượng oxy không đủ gây suy hô hấp tế bào, làm cho tế bào chết nhanh. Đó là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng. HbA1c giảm được 1% sẽ giảm được 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và giảm đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Điều trị bệnh Đái tháo đường: Cần cách tiếp cận mới
Đái tháo đường là căn bệnh không lây phát triển nhanh nhất vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 và hiện đang được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Thực tế hiện nay tại Việt Nam việc điều trị vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp thất bại do người bệnh thiếu hiểu biết hoặc không hiểu rõ về căn bệnh của mình.
Cần hiểu rõ về Đái tháo đường
Theo quan niệm trước đây Đái tháo đường là tình trạng có đường trong nước tiểu (nước tiểu ngọt). Nhưng thực tế đã có nhiều nghiên cứu cho thấy đường xuất hiện trong nước tiểu thường muộn, sau khi tăng đường huyết từ 5 đến 15 năm. Lúc này các biến chứng đã xuất hiện rất nhiều và để lại những hậu quả rất nặng nề. Do vậy hiện nay việc chẩn đoán Đái tháo đường chỉ dựa vào chỉ số đường huyết (glucose máu). Người ta buộc phải can thiệp ngay từ khi chỉ có mức đường máu cao hơn bình thường và đường chưa có trong nước tiểu. Bệnh tiểu đường cũng có giai đoạn cửa sổ, hay còn gọi là giai đoạn tiền Đái tháo đường. Tiền Đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán bệnh (đường huyết lúc đói 5,6-7mmol/l). Nếu không can thiệp 33% bệnh nhân tiền Đái tháo đường có thể tiến triển thành Đái tháo đường type 2. Có đến 50% người mắc tiền Đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Một số bộ phận của cơ thể đã bị tổn thương, đặc biệt là tim và hệ tuần hoàn ngay trong giai đoạn tiền Đái tháo đường.
Theo BS Ngô Thế Phi - Trưởng khoa Nội tiết BV Thủ Đức TP. HCM tất cả những người trên 45 tuổi đều nằm trong nhóm nguy cơ tiền bệnh tiểu đường. Những người dưới 45 tuổi nhưng có tiền sử gia đình bị Đái tháo đường hoặc bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, thai phụ sinh con nặng hơn 4kg đều nằm trong nhóm nguy cơ.
Viết bình luận