Giảo Cổ Lam hổ trợ điều trị trị được những bệnh gì

Giảo Cổ Lam không những là một cây thuốc quý đối với Người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc mà đối với cả những khách hàng châu Âu cũng vô cùng ưa chuộng. Chính vì vậy, Giảo Cổ Lam được chế biến thành một loại trà rất đặc biệt không chỉ mang tính thưởng thức mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả và an toàn.

Giảo Cổ Lam giải quyết được rất nhiều bệnh

Trong kho tàng các loại cây thuốc dân gian Việt Nam thì giảo cổ lam là 1 cây thuốc quý có tác dụng chữa bách bệnh. Mời các bạn tham khảo công dụng của giảo cổ lam trong việc điều trị bệnh nhé.

Các nghiên cứu tại các trung tâm khoa học Thế giới và viện Trung ương Việt Nam cho thấy thuốc giảo cổ lam chế biến từ cây giảo cổ lam có tác dụng trong việc cải thiện giấc ngủ, đau đầu, tiêu mỡ máu, huyết áp….

Thuốc giảo cổ lam còn có các tên gọi khác là cây thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, cây trường sinh. Cây có hình thanh mảnh, leo lên nhờ các tua cuốn dạng đơn ở nách lá. Người dân tỉnh Quý Châu thường có tuổi thọ trên 100, họ thường xuyên uống loại trà giảo cổ lam này. Người xa xưa, coi giảo cổ lam như phương thuốc trường sinh, giúp tăng cường sức khỏe.

1. Công dụng hổ trợ điều trị  của cây thuốc giảo cổ lam

– Cây thuốc giảo cổ lam có tác dụng trong việc giảm mỡ máu, người thường xuyên uống nước từ cây này có thể ức chế tăng 71% lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh biến trứng tim mạch, xơ vỡ mạch máu, làm tam máu đông, chống huyết khối, giúp máu lên não lưu thông nhanh.

– Uống nước từ cây thuốc giảo cổ lam hàng ngày để giảm căng thẳng, chống lại quá trình lão hóa, và có giấc ngủ sâu.

– Bảo vệ tế bào gan, tăng tiết mật: tăng cường chức năng giải độc cho gan

– Cây thuốc giảo cổ lam giúp hạ và ổn định đường huyết: do cơ chế tăng tiết, tăng độ nhạy cảm với insulin. Tuy nhiên, bạm sẽ bị hạ đường huyết đôt ngột khi cơ thể mất khả năng điều tiết insulin khiến đường bị tiêu hủy quá mức cho phép.

– Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

2. Cách dùng

– Cây thuốc giảo cổ lam có thể dùng dạng bào chế viên (4 – 10g) hoặc sắc lên uống thay trà.

– Uống giảo cổ lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều vì sẽ làm bạn tỉnh táo, khó ngủ. Nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ số saponin của giảo cổ lam cao hơn 3 – 4 lần nhân sâm. Vì vậy, khi sử dụng nhiều giảo cổ lam có thể gây ngộ độc như ngộ độc nhân sâm.

– Với những người hay bị hạ đường huyết chỉ uống giảo cổ lam vào lúc đã ăn no.

– Khi uống giảo cổ lam xong cơ thể sẽ có cảm giác tăng huyết áp nhẹ, miệng khô, khát nước… do thành phần hóa học trong cây làm tăng chuyển hóa cơ thể. Nên uống thêm nước lọc để điều tiết lại nhiệt độ cơ thể.

Giảo Cổ Lam: Thảo dược quý cho con người

Giảo Cổ Lam là một dược liệu rất quý hiếm được phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi Cây thuốc Trường sinh. Ở Trung Quốc gọi là Jiaogulan, cây Sâm nam. Các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản khi nghiên cứu về cây này đã rất ngạc nhiên về những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại cho con người. Tên khoa học đầy đủ của loại cây này là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ bí Cucurbitaceae.

Vậy mà mới đây các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện Giảo Cổ Lam ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai).

Các nhà khoa học tìm được trong Giảo Cổ Lam chất Saponin rất giống Nhân sâm và có tới hơn 80 loại (Nhân sâm chỉ có hơn 20 loại).

Giảo Cổ Lam có những tác dụng chính như sau:

– Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.

– Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.

– Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.

– Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

– Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.

– Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.

Những người dân ở vùng núi cao thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc thường xuyên uống cây này và họ thường sống trên 100 tuổi.

Giảo Cổ Lam có khả năng tái sinh thấp do thường xuyên bị những động vật như dê núi, nai, hoẵng ăn.

Vì những lợi ích to lớn cho sức khỏe, nên ở Trung Quốc và Nhật Bản, Giảo Cổ Lam được bán rất đắt (khoảng 100USD/kg), mức giá này khiến cho việc nhập khẩu dược liệu quý này vào Việt Nam rất hạn chế.

Tuy nhiên, vào năm 1997, các GS.TS thuộc trường ĐH Dược Hà Nội tình cờ phát hiện cây này trên núi Phanxipang và được GS.NGND Vũ Văn Chuyên xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum.

Qua nghiên cứu cho thấy, Giảo Cổ Lam Việt Nam có chất lượng tương đương với Giảo Cổ Lam của Nhật Bản và Trung Quốc. Như vậy chúng ta có thể hy vọng trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm từ cây Giảo Cổ Lam để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Chú ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

 

Viết bình luận