Hạ đường huyết liệu có nguy hiểm?
Ít ai biết rằng chứng hạ đường huyết có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Đường là chất dinh dưỡng cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là cho tế bào não và hồng huyết cầu. Ở trong máu, glucose là loại đường chính. Glucose thuộc nhóm đường đơn do chất dinh dưỡng carbohydrate cung cấp.
Mức độ đường huyết trung bình là 70md/dl hoặc 3,9mmol/l). Khi đường huyết xuống dưới mức độ 60md/dl (3,7mmol/l) thì ta có tình trạng hạ đường huyết (Hypoglycemia).
Đường huyết thấp có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ.
Khởi đầu, người bệnh cảm thấy mệt, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi lạnh, cảm giác cồn cào trong ruột, mạch nhanh, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh.
Nặng hơn, bắt đầu xuất hiện những cơn co giật và đi vào hôn mê ở các mức độ khác nhau.
Khi bệnh nhân hôn mê, các phản xạ nuốt và ho sặc rất kém hoặc mất dẫn đến tình trạng sặc dịch hầu họng, dịch vị, thức ăn… vào phổi gây viêm phổi suy hô hấp nặng, có trường hợp tử vong. Ngay cả khi đã được điều trị tích cực, các di chứng thần kinh sau hôn mê hoặc do thiếu o xy não quá lâu cũng thường gặp như chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, các cơn co giật kiểu động kinh thậm chí tổn thương não quá nặng nề khiến cho bệnh nhân tuy được cứu sống nhưng phải sống kiểu thực vật, không còn chất lượng cuộc sống.
Hạ đường huyết không thể chủ quan vì nếu chủ quan hoàn toàn có thể gây những nguy hiểm đểm sức khỏe kể cả trường hợp tử vong. Chính bởi những ảnh hưởng khi bị hạ đường huyết gây ra mà đề phòng là rất quan trọng.
Khi xác định là bị đường huyết thấp, nên dùng ngay một ly nước cam, một viên kẹo, miếng bánh bích quy hoặc uống ly nước pha đường để mang đường huyết trở lại mức bình thường.
Người bị bệnh tiểu đường nên luôn luôn mang theo vài cục kẹo, miếng bánh khô để dùng khi cần.
Việc dùng thêm chất ngọt này không gây ra rủi ro nếu đang bị tiểu đường, vì đường huyết chỉ lên cao một chút. Nhưng khi bị hạ đường huyết thì một chút đường dùng thêm là cần thiết và có thể cứu vãn sinh mệnh.
Nếu các dấu hiệu của hạ đường huyết thường xuyên xảy ra, cần đi bác sĩ để tìm nguyên nhân rồi điều trị tới nơi tới chốn.
Với những bệnh nhân ĐTĐ là rất sợ đường huyết tăng. Thậm chí có người nhịn ăn cả cơm để tránh tăng đường huyết. Điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, để tránh tình trạng HĐH xảy ra, người bệnh cần:
- Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh ĐTĐ. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…
- Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khoẻ.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.Phòng tránh hạ đường huyết có thể chỉ cần vài cách đơn giản nhưng nếu chủ quan có thể gây ảnh hưởng lớn đến sực khỏe của cơ thể. Bởi vậy, xin đừng chủ quan với hạ đường huyết!
Viết bình luận