Hà thủ ô- Bí quyết làm đẹp của Á hậu 90 tuổi

Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét. Bộ phận dùng của Hà thủ ô đỏ là phần củ, thịt màu nâu đỏ, nhiều xơ.

 

Bà Liên quả quyết, nhờ uống nước Hà thủ ô thường xuyên mà dù đã gần 90 tuổi, da dẻ bà vẫn hồng hào, sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn. Đó là thứ lộc rừng đã mang lại sức khỏe để bà hưởng niềm hạnh phúc được vui sống cùng cháu con như hiện tại…
[links()]
Đẹp và dẻo dai qua hai thế kỉ

Hoàng Thị Liên là người đẹp đoạt danh hiệu Á hậu trong cuộc thi Hoa hậuxứ Mường năm 1942. Năm nay, bà Liên đã ở vào tuổi gần 90. Cô Á hậu xinh đẹp năm xưa nay đã là một bà lão, vui sống hạnh phúc cùng con cháu tại xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Kể về kỉ niệm trong quá khứ, bà Liên tâm sự: “Quê gốc của tôi chính thực tại Vệ An, Cổng Hậu, Bắc Ninh. Bố tôi là ông giáo, cả gia đình họ nội tôi đều làm nghề dạy học. Năm 1926, khi tôi 2 tuổi, mẹ và tôi theo bố lên Hoà Bình dạy học. Tôi sống ở Hòa Bình, cụ thể là ở huyện Lương Sơn từ bấy đến nay”.

Vốn là người ở nơi khác đến, không phải là con cái nhà Lang nhưng bà Hoàng Thị Liên được bố mẹ cho học văn hóa, học tiếng Pháp. Với bà Liên, mẹ chính là người mà bà yêu kính nhất. Bà kể, năm bà lên 3 thì bố đột ngột qua đời.

Là một người ở nơi khác đến nhưng khi chồng mất, mẹ bà vẫn vững vàng ở vậy, làm ăn sinh sống và nuôi con khôn lớn. Bà cho rằng mình là thật may mắn vì được sống no đủ, vui vẻ bởi sự tảo tần và tình thương yêu trọn vẹn của mẹ.

Vào đầu mùa xuân năm 1942, thiếu nữ Hoàng Thị Liên khi đó vừa tròn 17 tuổi, được sự khích lệ của gia đình đã tham dự cuộc thi Hoa hậu xứ Mường. Năm đó, thiếu nữ Hoàng Thị Liên giành giải Á hậu (đứng sau hoa hậu Đinh Thị Nụ, vốn là người Mường gốc) vì cô vốn là người gốc Kinh bắc.

Ôn lại kỉ niệm cũ, bà Hoàng Thị Liên vẫn nhớ rõ cảm xúc lâng lâng khi được xướng tên và nhận phần thưởng là một tấm lụa và một chiếc vòng mạ vàng.

Sau cuộc thi, bà Liên tiếp tục cùng cha mẹ tiếp tục công việc, sống cuộc sống bình thường của một sơn nữ nơi đất Mường Lương Sơn. Người đẹp Mường của hai cuộc thi nổi danh toàn cõi Đông Dương lúc bấy giờ đã lần lượt khuất núi, bà là người cuối cùng trong số họ còn sống.

Đi qua hai thế kỉ với sự biến thiên của thời cuộc, bà thầm cảm tạ trời đất đã cho mình được một cuộc sống hạnh phúc, một sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn.

Từ chối mọi lời cầu hôn của con cái nhà Lang trong và ngoài vùng, năm 20 tuổi, Á hậu Hoàng Thị Liên kết duyên với một bác sĩ ở bệnh viện tỉnh, người trước đây là học trò của cha mình. Trong những năm tháng hạnh phúc, bà sinh hạ được 7 người con.

Các con của bà đều đã khôn lớn, trưởng thành. Gia sản, cái được lớn nhất trong cuộc đời vị Á hậu sắc hương là khi tuổi cao, được vui sống hạnh phúc bên 7 người con và hàng chục người cháu, chắt của mình. Tuổi gần 90 nhưng bà Liên vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn.

Hòa Bình với bà đã là một quê hương thứ hai, nơi không chỉ lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ mà còn là mảnh đất cùng chia sẻ, gắn bó, cho bà niềm hạnh phúc của hiện tại.

Khi được hỏi về bí quyết nào giúp bà giữ được vẻ đẹp, sức khỏe và sự minh mẫn cho mình và những người con, cháu “đẹp như tranh”, bà Liên cho biết: “Là nhờ từ cây rừng thôi”.

Bí quyết giúp tóc đen, da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn

Nhắc tới Hòa Bình, trong tiềm thức không ít người vẫn cho rằng đó là một vùng đất rừng thiêng nước độc, rất khó sống. Nhưng với những người đã sống, gắn bó với mảnh đất này như bà Liên lại không phải như vậy.

Với họ thì chính khí thiêng núi rừng, sông núi, cỏ cây nơi đây đã tạc nên vẻ đẹp huyền thoại, làm say đắm hồn người. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi đây, đặc biệt là cho những người con gái nhiều dược liệu quý của núi rừng để làm đẹp.

Bà Liên kể lại: “Ngày còn bé, tôi thấy mẹ mỗi lần đi chợ về lại mang theo rất nhiều loại cây rừng cho con gái gội đầu và đun nước tắm.

Ban đầu chỉ với suy nghĩ để chống lại bệnh tật nơi “sơn lam chướng khí”, thế nhưng không chỉ phòng chữa bệnh mà những loài cây này còn có tác dụng làm cho mái tóc của con gái thêm đen mượt, làn da càng thêm trắng”.

Đến bây giờ tôi vẫn bắt chước mẹ, truyền lại cho con cháu những bài thuốc đó như những bảo bối gia truyền rất đơn giản, hiệu quả, dễ mua ở các hiệu thuốc Đông y.

Dược liệu quý mà bà nhắc đến ở đây chính là sử dụng cây, hạt Hà thủ ô để đun nước uống thường xuyên. Hà thủ ô là một loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loài cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm.

Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét. Bộ phận dùng của hà thủ ô đỏ là phần rễ phình lên thành củ (trông giống củkhoai lang), thịt màu nâu đỏ, nhiều xơ.

Tây y cũng đã có nghiên cứu khoa học thừa nhận công dụng của Hà thủ ô có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ.

Nó cũng giúp tăng tiết sữa, chống co thắt phế quản, chống viêm. Nước sắc Hà thủ ô đỏ 1/100 có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Còn cồn Hà thủ ô đỏ có thể phòng xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế tăng lipid máu.

Bà Liên nói, nếu là Hà thủ ô đã qua sơ chế, mua ở hiệu thuốc đông y về thì chỉ việc rửa sạch, đun uống thay nước hàng ngày. Hơn nữa, cây Hà thủ ô rất dễ kiếm tìm. Người Mường vùng núi thường vào rừng  đào cây Hà thủ ô vào mùa thu hoặc mùa xuân, lấy cả rễ, thân và lá, không bỏ một phần nào.

Gặp cây có hạt thì quý nhất. Phần rễ và thân được thái nhỏ, phơi khô (hoặc sao vàng, hạ thổ) rồi sau đó rửa sạch, đun nước uống thường xuyên (chỉ trừ với người bị bệnh đi ngoài).

Bà Liên quả quyết, nhờ uống nước Hà thủ ô thường xuyên mà dù đã gần 90 tuổi, da dẻ bà vẫn hồng hào, sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn. Đó là thứ lộc rừng đã mang lại sức khỏe để bà hưởng niềm hạnh phúc được vui sống cùng cháu con  như hiện tại.

Ngoài uống nước Hà thủ ô, bà Liên còn chia sẻ: ăn uống cũng phải hết sức giữ gìn, khoa học. Dù lúc khó khăn nhất hay lúc gia đình buôn bán khá giả, bà vẫn sống cuộc sống giản dị, ăn uống đầy đủ.

Trong bữa ăn thường ngày, bà không dùng nhiều thịt cá, thường sử dụng rau sắng (một loại rau rừng), uống nước hạt Hà thủ ô. Công dụng của Hà thủ ô cùng cách điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hợp lí đã giúp bà qua 7 lần sinh nở vẫn đẹp và mạnh khỏe.

Tới thăm nhà bà tại xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, bạn hẳn không khỏi xuýt xoa trước hình ảnh một bà cụ gần 90 tuổi vẫn giữ được sức khỏe, đầu óc minh mẫn và tinh thần luôn vui vẻ. Cây cỏ thiên nhiên khi biết sử dụng hợp lí thức sự đã làm nên những điều kì diệu.

Chú ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Viết bình luận