Tác dung của nấm ngọc cẩu đối với chuyện phòng the
Hoa huyết sơn, tỏa dương, cây dó đất … với cây màu đỏ gọi là hoa huyết sơn và hoa tuyết sơn với cây màu trắng, ở khu vực phía bắc người đồng bào còn gọi nó là pì lìn còn tên gọi nấm ngọc cẩu chỉ mới xuất hiện gần đây trên báo chí. Tên khoa học. Balanophoraceae. Hình thái. Là loại dược thảo trông như một cây nấm, thường sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ thuộc họ đậu hoặc dâu tằm hay các loài tre… cao 8-15 cm, củ sần sùi. Thân ký sinh là cuống cụm hoa mang 6-10 lá dạng vảy, phiến lá hình mũi mác dài 1,5-2 cm, rộng 1-1,5 cm. Trông nó như cây nấm màu đỏ, màu trắng, nâu sẫm. Hoa tím mùi hơi hôi. Thường tìm thấy trên ngọn lúi cao trên 1500m. Đặc điểm. Hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình bầu. Hoa đực không có cuống rõ, khối phấn bị ép ngang. Hoa cái mọc xung quanh chân vảy bảo vệ, vảy hình trứng cụt đầu có 1 vòi nhụy. Hoa huyết sơn mỗi năm trổ hoa 1 lần vào mùa đông xuân, từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau rồi tàn lụi dần.
Hoa huyết sơn không có quả, sinh sản vô tính, tức tái sinh bằng cách đẻ nhánh.
Tác dụng của nấm ngọc cẩu Trong đông y dùng hoa huyết sơn để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn. Đặc biệt khi vi thuốc hoa tuyết sơn được phối hợp với một số vị thuốc khác điều trị rối loạn tiền đình cho hiệu quả rất tốt. Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh…
Người Dao đỏ dùng củ nấm này để chữa hậu sản. Những phụ nữ sau khi sinh, sức khỏe suy kiệt, chỉ cần dùng củ nấm này sắc nước uống vài lần là khỏe như thường, lại leo núi, lên nương phăm phăm. Theo các lang y người Dao, ngoài việc tăng cường sức khỏe, thì củ nấm còn làm mất cả nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành trong cơ thể. Sở dĩ có được tác dụng thần kì đó là do củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen. Nội tiết tố chính là “nhựa sống” giúp duy trì sức sống cho chị em phụ nữ. Phụ nữ lớn tuổi, hàm lượng nội tiết tố được sinh ra càng ít đi, vì thế, bệnh tật sinh ra, và đặc biệt là ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm. Không chỉ phụ nữ, với đàn ông, loài nấm này chính là thần dược. Loài nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều người hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa.
Nguồn gốc của loài nấm này được tương truyền từ một huyền thoại xuất xứ từ người Cờ Lao sống ở Trung Quốc, phía bên kia dãy Tây Côn Lĩnh:
Viết bình luận