Thảo dược hổ trợ điều trị sinh lý yếu
Có rất nhiều loại thảo dược bổ thận tráng dương làm cho bạn có thể tự tin hơn trong truyện ấy nếu bạn là người kém sinh lý. Sau đây là một số loại thảo dược có thể tăng cường sinh lực cho bạn bao gồm nhục thung dung, dâm dương hoắc, ba kích, rễ mật nhân
1. Nhục thung dung
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt mặn, tính ôn. Qui kinh Thận Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
- Sách Bản kinh: vị ngọt, hơi ôn.
- Sách Danh y biệt lục: chua, mặn, không độc.
- Sách Cảnh nhạc toàn thư: vị ngọt, mặn, hơi cay, chua, hơi ôn.
- Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thận, tâm bào lạc, mệnh môn.
- Sách Bản thảo kinh giải: nhập túc quyết âm can kinh, túc thiếu âm thận kinh, thủ dương minh đại trường kinh.
Thành phần chủ yếu: Alkaloids.
Tác dụng dược lý
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận trường, thông tiện. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, đại tiện táo bón.
Trích Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: " trị 5 chứng lao, 7 chứng thương tổn: ( thất thương: lo quá thương tỳ, giận quá thương can, ngồi nơi ẩm thấp thương thận, lạnh quá thương phế, lo nghĩ buồn thương tâm, cảm gió mưa nóng lạnh thương hình thể, sợ hãi thương chi), bổ trung, dưỡng ngũ tạng, cường âm, ích tinh khí, sinh nhiều con. Trị chứng trưng hà, làm khỏe người (nếu uống lâu dài)".
- Sách Dược tính bản thảo: " ích tinh, kéo dài tuổi thọ, đại bổ tráng dương. Trị đàn bà băng huyết".
- Sách Nhật hoa tử bản thảo: " trị các chứng nam nữ tử tuyệt dương bất hứng, nữ tử tuyệt âm bất sản, nhuận ngũ tạng, trưởng cơ nhục, ấm lưng gối, nam ntử tiết tinh, niệu huyết di lịch, nữ tử đái hạ âm thống".
- Sách Bản thảo bị yếu: " bổ mệnh môn tướng hỏa, tư nhuận ngũ tạng, ích tủy cân, trị ngũ lao thất thương, tuyệt dương bất hứng, tuyệt âm bất sản, yêu tất lãnh thống, băng đới di tinh. hoạt đại tiện".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng hạ áp ( theo tài liệu: Trích yếu báo cáo luận văn năm 1956, tập 2, Viện khoa học Y học Trung quốc xuất bản 70,1956).
- Làm tăng nước dãi (nước miếng) của chuột nhắt ( theo tài liệu: Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược do NXB Khoa học xuất bản năm 1965(14).
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng liệt dương do thận hư, lưng gối lạnh đau, phụ nữ vô sinh: dùng bài:
- Nhục thung dung hoàn: Nhục thung dung 16g, Viễn chí 6g, Xà sàng tử 12g, Ngũ vị tử 6g, Ba kích thiên, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, Phụ tử, Phòng phong, mỗi thứ 12g, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12 - 20g, ngày 2 lần, uống với rượu ấm hoặc nước muối nhạt.
2.Trị suy nhược thần kinh (kinh nghiệm của Diệp quất Tuyền): dùng bài:
- Nhục thung dung 10g, Sơn thù 5g, Thạch xương bồ 4g, Phục linh 6g, Thỏ ty tử 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống nóng.
3.Trị táo bón ở người lớn tuổi do khí huyết hư: có thể dùng như sau:
- Nhục thung dung nấu với thịt heo, uống hoặc gia thêm các vị thuốc như Đương qui, Sinh địa, Ma nhân như bài:
- Nhục thung dung nhuận trường thang: Nhục thung dung 20g, Đương qui 16g, Sinh địa 12g, Bạch thược 12g, Hỏa ma nhân 12g, sắc nước uống.
- Nhục thung dung nhuận trường hoàn: Nhục thung dung 24g, Ma nhân 12g, Trầm hương 2g, tán bột mịn làm hoàn với mật ong, mỗi lần uống 12 - 20g, ngày uống 2 lần.
Liều thường dùng:
- Liều : 12 - 24g. Trị táo bón có thể dùng lượng nhiều.
- Không nên dùng đối với bệnh nhân Tỳ hư, tiêu chảy.
2. Dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc lá to. |
Dâm dương hoắc là một trong những vị thuốc bổ dương của dược học cổ truyền. Thực chất đó là lá phơi hay sấy khô của nhiều loại cây thuộc chi Epimedium như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác, dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc có lông mềm...
Theo dược học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm; có công dụng ôn thận, tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong trừ thấp. Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp...
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, dâm dương hoắc có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, làm tăng trọng lượng của thùy trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng và tử cung trên động vật thực nghiệm, kích thích quá trình bài tiết tinh dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, qua đó gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục. Mặt khác, dâm dương hoắc còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, thậm chí cả trực khuẩn lao. Ngoài ra, vị thuốc này cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản, làm hạ huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy (nhờ làm tăng lưu lượng động mạch vành)
Cách chế rượu dâm dương hoắc
Trước hết, phải tiến hành bào chế dâm dương hoắc. Theo cổ nhân, có thể dùng dưới dạng sống hoặc sao, nhưng tốt nhất là nên dùng dạng sao. Có 5 cách sao:
- Sao với mỡ dê: Một lạng dâm dương hoắc thường phải cần 20 g mỡ dê. Đem mỡ dê rán lấy mỡ nước, bỏ tóp rồi cho dâm dương hoắc đã thái vụn vào sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được.
- Sao với muối: Thường dùng nước muối 2% với lượng vừa đủ, sao dâm dương hoắc cho đến khi khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi đen là được.
- Sao với rượu: Mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 20-25 ml rượu, phun đều rồi sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu khô là được.
- Sao với bơ: Mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 25 g bơ, đem bơ đun nóng chảy rồi cho dược liệu vào sao cho đến khi khô là được.
- Sao thường: Cho dâm dương hoắc vào chảo, sao lửa nhỏ cho đến khi chuyển màu hơi đen là được.
Tiếp theo, đem ngâm thuốc với rượu; thông thường cứ 500 g dâm dương hoắc thì cần 5 lít rượu gạo loại một. Chọn loại bình gốm miệng hẹp, lòng rộng để ngâm. Sau 3 ngày (mùa xuân, hè) hoặc 5 ngày (mùa thu, đông) là có thể dùng được. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15-20 ml.
Để nâng cao hiệu quả của rượu dâm dương hoắc, người ta thường phối hợp nó với một số vị thuốc như:
- Phối hợp với tiên mao, ba kích và nhục thung dung: Nhằm nâng cao khả năng bổ thận tráng dương, tăng cường năng lực tình dục, phòng chống liệt dương và di mộng tinh.
- Phối hợp với tử thạch anh: Làm ấm tử cung, phòng chống tích cực các chứng bệnh ở phụ nữ như thống kinh, bế kinh, băng huyết, rong kinh, khó thụ thai do thận dương hư suy.
- Phối hợp với uy linh tiên: Tăng cường khả năng khu phong trừ thấp, phòng chống hữu hiệu bệnh lý viêm khớp do hư lạnh.
- Phối hợp với cao lương khương (củ riềng) hoặc sinh khương (gừng tươi): Nâng cao khả năng trừ hàn, phòng chống tích cực bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng và đại tràng do hư lạnh.
Lưu ý:
- Không nên uống quá liều chỉ định.
- Những người thể chất âm hư hoặc đang mắc các bệnh lý thuộc thể âm hư không nên dùng. Bệnh cảnh âm hư được biểu hiện bằng các triệu chứng như: người gầy, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, thích uống nước mát, trong ngực bồn chồn không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ khô...
3. Ba kích
4. Rễ cây mật nhân
Chú ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THẢO DƯỢC VIỆT
Hồ Chí Minh:
Showroom: 12 Võ Văn Kiệt - P. Nguyễn Thái Bình - Quận 1- Hotline: 0909 375 582 hoặc 0913435582. Điện thoại: 083.915.4342
- Văn Phòng: Lầu 6, Etown 3, 364 Cộng Hòa, Tân Bình : 0913435582
- Kho hàng: 166 Nguyễn Ảnh Thủ, Tân chánh Hiệp, Q.12 : 0909375582
- Quân 9: Khu Dân Cư Gò Trang đường 990 - Phú hữu - Quận 9 : 0913435582
- Bình Chánh: Phòng 10.01 - HimLam 6A - Khu Trung Sơn - Bình Hưng : 0915599864
- Bình Dương: 65F/27 KP Đông Tân, P. Dĩ An - Thị xã Dĩ An: 0906655582
- Đồng Nai: C.C Bửu Long - Nguyễn Ái Quốc - P. Bửu Long - TP Biên Hòa: 0906655582
Viết bình luận