Thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là cách gọi chung của các bệnh về dạ dày thường gặp trên lâm sàng bao gồm viêm dạ dày cấp tính, mạn tính, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…

 

Các trường hợp viêm, loét dạ dày – tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến những biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu do ổ loét ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc, gây thủng các mạch máu. Chảy máu rả rích hoặc ồ ạt gây mất máu nặng, tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày là do thói quen ăn uống không đúng bữa, và không đúng giờ, để quá no hoặc quá đói hoặc ăn đồ ăn quá chua, cay, nóng. Đặc biệt đối với những đối tượng lao động trí óc, khả năng mắc bệnh dạ dày cũng cao hơn do áp lực công việc, thời gian, hoặc căng thẳng trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, môi trường không trong sạch, vệ sinh kém chính là điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) phát triển. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh đau dạ dày được lây nhiễm qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với nước bọt. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như rượu bia, thuốc lá, các thuốc kháng viêm, thuốc chống đau nhức…

Việc điều trị bệnh dạ dày ngoài uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, theo chỉ dẫn của bác sĩ thì ý thức người bệnh rất quan trọng. Để thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày không phải dễ dàng do đó nhiều bệnh nhân thường hay cảm thấy chán nản khi bệnh bị kéo dài quá lâu. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan thoải mái không căng thẳng quá mức cũng là điều kiện để bệnh mau thuyên giảm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nóng vội, muốn thấy kết quả sớm hoặc thói quen sinh hoạt chưa hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày.

Thuốc điều trị đau dạ dày trên thị trường có rất nhiều loại, trong bài viết này xin giới thiệu cùng độc giả bài thuốc chữa bệnh bằng thuốc nam, hiệu quả cao, không có tác dụng phụ, cách thức thực hiện đơn giản.

Uống nước ép cải bắp thường xuyên:

Nước ép rau cải bắp tươi có tác dụng giúp đỡ kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và do đó làm lành được các vết loét.

Cách dùng: Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần nước cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần trong nước sôi, vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép, máy ép lấy nước. Bã bỏ đi. 1 Kg bắp cải tươi ép như vậy cho từ 500-700m nước ép có màu vàng xanh, thơm vị ngọt, hơi hăng hắc. Nước ép như vậy nếu không có điều kiện bảo quản ( như tủ lạnh) rất nhanh thiu, vì trong cải bắp có hợp chất sunfua. Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1.000ml chia làm nhiều lần, uống mỗi lần 200-500ml, uống thay nước. Có thể pha thêm đường hoặc muối, uống nóng hay uống lạnh tùy theo khẩu vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng tùy theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Có những trường hợp loét tá tràng 14-20 năm cũng chữa được lành. Nhưng đối với ổ loét quá sâu thì tác dụng ít.

 

Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì và có thể kếp hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác. Không có phản chi định.

(Tài liệu được trích dẫn từ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư – Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi)

Uống nước lá Chè dây :

Có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh, làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.

Chè dây Sapa

Cách dùng: Đun 100gram chè dây khô với 1,5L nước, đun sôi khoảng 5 phút, để nguội uống thay nước hàng ngày. Mỗi đợt điều trị khoảng 2 tháng, tùy cơ địa từng người mà bệnh thuyên giảm hoặc khỏi. Chè dây có thể uống cùng với các vị thuốc khác để tăng tính hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Uống nước sắc Cây Dạ Cẩm:

Cây dạ cầm thường mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang,…Bệnh viện Lạng Sơn là nơi đầu tiên đưa cây Dạ cầm vào điều trị bệnh đau dạ dày từ năm 1962.

Cách dùng: Ngày uống từ 10 đến 25g lá và ngọn khô, thêm 500ml nước vào sắc thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

 

(Tài liệu được trích dẫn từ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư – Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi)

Viết bình luận