Vai trò của insulin với bệnh tiểu đường
Mỗi loại hormone có một vai trò riêng, không thể thay thế đối với sự hoạt động cân bằng của cả cơ thể. Hormone Insulin có vai trò kiếm soát lượng đường trong máu, liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường. Tìm hiểu vai trò của insulin với bệnh tiểu đường là vấn đề mà mỗi bệnh nhân cần nắm rõ.
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hoá carbonhydrate (chất đường), lipid (chất béo), protein (chất đạm). Nguyên nhân của bệnh do thiếu insulin có kèm hoặc không kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau. Hệ quả của tăng đường máu mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh…
Vai trò của insulin với bệnh tiểu đường
Những người bị mắc tiểu đường tuýp 1 thường không sản sinh đủ lượng insulin trong cơ thể vì vậy phải có insulin thay thế. Nếu như không cung cấp đủ insulin thay thế thì những người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ bị đường trong máu cao và cơ thể chuyển sang đốt cháy các chất béo dự trữ. Liên tục trong một vài ngày như thế sẽ dẫn đến nhiễm axit tiểu đường và tính mạng bị đe doạ.
Còn ngược lại nếu quá nhiều insulin thì sẽ khiến đường trong máu thấp, dẫn tới bệnh hypoqlycaemia (ngất xỉu, hôn mê). Triệu chứng phổ biến là da nhợt nhạt, hay sửng sốt bàng hoàng, run rẩy, đổ mồ hôi, nhịp tim đập nhanh, hay đói, hay lo lắng và mắt bị mờ đi. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến mất ý thức, hôn mê, co giật.
Dùng insulin như thế nào?
Tất cả bệnh nhân và bác sĩ cần biết rằng khôi phục đúng lượng insulin cho từng thời điểm cụ thể của từng bệnh nhân riêng biệt chắc chắn sẽ giúp ổn định đường máu. Vì mỗi loại bệnh tiểu đường týp 1 và týp 2 có sự thiếu hụt insulin khác nhau nên cách bù insulin cũng rất khác nhau.
Insulin và tiểu đường týp 1: bởi vì tụy của bệnh nhân không còn khả năng tiết insulin nữa nên bắt buộc phải đưa insulin từ ngoài vào một cách đều đặn. Bình thường cứ 12 phút tụy lại bơm vào máu một ít insulin ngay cả khi ta không ăn gì, lượng insulin này giúp cho việc chuyển hoá đường liên tục được sản xuất ra bởi gan. Khi ăn tụy tiết thêm nhiều insulin. Do đó khi dùng insulin ta nên nhớ 2 điểm quan trọng:
1) Tiêm insulin trước bữa ăn.
2) Không bao giờ được ngừng tiêm insulin kể cả không ăn gì (phải giảm liều insulin).
Qua đây ta thấy rằng insulin đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì bạn nên kịp thời đi thăm khám để có thể điều trị sớm tránh những biến chứng xấu của bệnh tiểu đường gây ra.
Viết bình luận